Chụp ảnh hành động, hãy quan sát suy nghĩ và đừng lao vào chụp ngay. Thử hỏi làm thế nào để cải thiện khả năng chụp ảnh chuyển động của bạn ? Những thứ đó di chuyển quá nhanh đến nỗi không biết làm thế nào để có một tấm ảnh chuẩn mực. Vậy chỉ có 1 cách là bạn hãy chậm lại. Không bị nhầm lẫn chỉ vì chủ thể của bạn đang di chuyển nhanh thì bạn cũng phải di chuyển nhanh như họ. Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh hành động đạt được các kết quả xuất sắc bằng cách chuẩn bị các kế hoạch từ trước. Sau đó chỉ có chụp thôi
Dưới đây là ba bước cơ bản áp dụng cho không chỉ thể loại nhiếp ảnh hành động mà còn cho tất cả các thể loại khác. Bạn có thể áp dụng các nguyên tắc này mỗi lần bạn chụp, dù mẫu của bạn là gì đi nữa.
Phải quan sát kỹ trước
Trước khi bạn đưa máy lên để ngắm, thậm chí trước khi khởi động máy, hãy quan sát cẩn thận thứ bạn định chụp. Hãy xem:
Chủ thể
Hậu cảnh ở sau chủ thể
Tiền cảnh ở trước chủ thể
Ánh sáng
Thời tiết
Chướng ngại vật – con người, giao thông, con bò,… (bất cứ gì có thể gây khó khăn cho bạn khi chụp ảnh)
Quan sát là một trong những thành tố chính nhiếp ảnh gia cần phải giỏi. Bạn cần biết cái gì ở xung quanh và cách nó giúp hoặc cản trở quá trình tác nghiệp của bạn.
Rồi suy nghĩ
Một khi bạn đã chọn xong chủ thể và quan sát đủ xung quanh, tới lúc ghép lại bức tranh bạn muốn chụp rồi.
Hãy nghĩ và xem điểm chụp lạ nào đó
Một trong những điều quan trọng nhất cần cân nhắc là nơi bạn chụp ảnh. Bạn cần nghĩ xem chủ thể sẽ trông ra sao ở các góc khác nhau và bạn sẽ chọn cái nào. Bạn có thể cần chụp ảnh ở một vài địa điểm trước khi tìm ra cái mình thích.
Đối với bất cứ nhiếp ảnh hành động nào thì chủ thể sẽ phải di chuyển, nên hậu cảnh có thể sẽ thay đổi theo. Hãy tự hỏi liệu bạn sẽ chụp được các tấm ảnh đẹp hơn khi bạn di chuyển cùng với chủ thể hay khi bạn đứng yên một chỗ.
Di chuyển cùng với chủ thể sẽ khó khăn hơn nhiều. Sẽ có nguy cơ cao bạn không chụp được tấm ảnh nào ra hồn. Có thể bạn cần luyện tập ở một vị trí cố định cho tới khi tự tin hơn, chụp các tấm ảnh đẹp hơn và sau đó di chuyển cùng mẫu.
Quan sát tới những người khác
Nếu đang dự một sự kiện thể thao, bạn sẽ cần chú ý tới những người khác nữa đấy. Trong lúc chụp ảnh trận túc cầu của con bạn thì sẽ có các cặp cha mẹ khác ở đường biên bạn cần suy tính. Họ có thể không thấy bạn và đứng trước máy ảnh, điều này sẽ làm mất khoảnh khắc con bạn ghi bàn.
Nên hãy chọn một địa điểm bạn sẽ không bị gây khó khăn. Đôi lúc điều này có nghĩa là đứng trước những người khác hoặc lùi xa về sau.
Quan sát và keiemr tra ánh sáng
Liệu có đủ sáng để có được tốc độ màn trập đủ nhanh không? Nếu không bạn sẽ cần tăng ISO lên.
Ánh sáng đến từ đâu? Liệu chủ thể được chiếu sáng cả sau lẫn trước? Có thể từ cạnh bên? Cũng có thể từ nhiều góc khi họ di chuyển.
Quan sát cách ánh sáng tác động lên chủ thể sẽ giúp bạn chọn địa điểm tốt hơn. Hãy quan sát và xem xét ở các góc nào thì ánh sáng tốt nhất cho thể loại nhiếp ảnh bạn muốn.
Nghĩ về thời tiết
Chụp ảnh ngoài trời thì bạn có thể cần phải quan tâm tới thời tiết đấy. Vào những ngày đầy nắng, trong xanh hoặc những ngày âm u đầy mây, hay khi điều kiện thời tiết không có khả năng biến đổi nhiều thì không cần phải nghĩ ngợi gì cả. Bạn cũng nên chú ý khi có một làn gió mạnh thổi qua thì nó có thể mang bụi và cát làm ảnh hưởng tới phiên chụp ảnh.
Mây là thứ bạn cần nghĩ tới nhiều nhất, nhất là khi vào một ngày khi mây di chuyển xuyên qua bầu trời và mặt trời bị che lấp lúc nào đó. Khi ánh sáng thay đổi, độ phơi sáng cũng bị thay đổi theo và điều này có thể ảnh hưởng tốc độ màn trập, tuỳ vào thiết lập bạn đang dùng.
Nghĩ về bố cục, chắc chắn rồi
Bố cục yêu cầu sự suy xét rất kỹ. Thường thì mọi người sẽ thử và chụp nhanh một tấm. Họ có thể thành công ngay khi chụp khoảnh khắc quyết định đó nhưng bố cục rất tệ hại.
Đó là vì nó không được lên kế hoạch trước. Việc chọn ra địa điểm đẹp và dự đoán trước hành động cũng sẽ giúp bạn tính trước cả bố cục.
Cuối cùng, vác máy và chụp thôi
Giờ thì bạn đã có hết mọi thứ và có thể bắt đầu chụp được rồi. Giai đoạn suy nghĩ không phải lúc nào cũng lâu đâu. Nó đôi lúc diễn ra rất nhanh. Điều này phụ thuộc vào việc bạn có kinh nghiệm nhiều với chủ thể và địa điểm chụp không.
Bạn càng thực hành, càng biết rõ chúng thì sẽ càng dễ dàng và nhanh chóng cho bạn hơn.
Setup camera
Cài đặt camera phù hợp để chụp cảnh hành động rất quan trọng. Tốc độ màn trập và chế độ lấy nét cũng quan trọng không kém.
Để bắt được hành động, bạn sẽ cần chọn tốc độ màn trập đủ nhanh. Hành động càng nhanh, tốc độ màn trập phải càng nhanh và bạn sẽ bắt gọn được chủ thể của mình.
Để làm mờ chủ thể thì làm ngược lại. Chọn tốc độ màn trập đủ chậm để chủ thể xuất hiện mờ do khi họ di chuyển, nhưng đừng chậm quá nếu không thì bạn sẽ không nhận ra gì cả.
Với những loại hành động cực nhanh, tôi đặc biệt sử dụng lấy nét bằng tay cho cả máy và lens. Tôi sẽ chọn điểm lấy nét và chỉ chụp ảnh khi chủ thể trong khu vực lấy nét đó. Hiện giờ tôi không thực hành nhiều thể loại hành động nên tôi thấy phương pháp này hợp với mình nhất. Dĩ nhiên, kỹ thuật này sẽ còn tuỳ vào loại hành động bạn đang chụp.
Quan trọng nhất với nhiếp ảnh hành động, hãy chắc rằng bạn chụp ngay được khoảnh khắc quyết định khi hành động ở cao trào nhất.
Kết luận
Nếu bạn chỉ chụp vài tấm mà không quan sát trước rồi sau đó lên kế hoạch trước khi chụp, kết quả sẽ không được như ý đâu. Việc sẵn sàng khi hành động diễn ra sẽ thường cho ra những tấm ảnh đẹp hơn.
Bạn càng hiểu rõ chủ thể và mọi thứ xung quanh thì càng dễ dàng cho bạn hơn. Nên nếu bạn vừa bắt đầu và đang thử nhiếp ảnh hành động, việc chọn ra một chủ thể bạn hiểu rõ có thể có nghĩa rằng bạn đã có thành công ban đầu rồi.
Các bức ảnh tôi dùng trong bài viết này đều từ lễ chúc mừng Năm Mới của người Hmong tôi chụp từ một vài năm trước. Ngày hội này diễn ra các hoạt động thể thao đa dạng đến nỗi mọi cá nhân và mọi đội trong làng đều tranh tài. Có rất nhiều cảnh hành động và cuộc vui khác nhau.